Kháng sinh không còn mang lại lợi nhuận trong chăn nuôi
Theo các nhà nghiên cứu, giảm sử dụng thuốc kháng sinh đồng thời sử dụng các giải pháp thay thế nhằm đảm bảo sức khỏe vật nuôi giúp tăng lợi nhuận hơn 2.67 euro trên mỗi heo vỗ béo.
Kết quả được công bố bởi một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc viện nghiên cứu Bỉ và Hà Lan, và được xuất bản trên tạp chí Thú Y Dự Phòng.
Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học
Thông điệp chính của bài viết hướng đến việc giảm sử dụng thuốc kháng sinh bằng cách áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và tiêm ngừa có mục tiêu tại các cơ sở chăn nuôi heo khép kín. Ngoài ra, biện pháp này còn được chứng minh là không làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Những dự đoán đi kèm thậm chí còn chỉ ra cơ hội cải thiện năng suất kinh tế trên mỗi heo xuất chuồng.
Nhà nghiên cứu chính Cristina Rojo-Gimeno thuộc Viện Nghiên cứu Nông nghiệp và Thủy sản Flemish (ILVO), Bỉ và Đại học Ghent đã đi đến kết luận sau một thời gian dài nghiên cứu thực nghiệm trên 48 đàn heo được nuôi khép kín tại Flemish.
Mục đích phòng ngừa bệnh
Nghiên cứu bắt nguồn từ giả thuyết cho rằng việc sử dụng kháng sinh để kích thích tăng trưởng đã bị cấm ở Liên Minh Châu Âu (EU), nhưng một lượng kháng sinh đáng kể vẫn đang được sử dụng nhằm mục đích phòng ngừa bệnh tật. Vậy điều đó có còn cần thiết? Và nếu các giải pháp thay thế được áp dụng, có đúng là các giải pháp này sẽ tốn kém hơn?
Cùng hợp tác trong luận án tiến sĩ được thực hiện bởi Merel Postma thuộc Đại học Ghent, về việc làm thế nào để giảm kháng sinh trong chăn nuôi heo, Rojo-Gimeno phân tích dữ liệu của một mô hình trang trại kinh tế để tính toán những tác động lên lợi nhuận của mỗi heo thịt cho 11 trang trại ảo.
Giá dao động đối với heo, heo con và thức ăn
Kết quả cho thấy lợi nhuận trên mỗi heo xuất chuồng không hề thấp - trái lại, đa số trường hợp đều cho ra kết quả năng suất tốt - trung bình tăng 2.67 euro trên mỗi heo được xuất chuồng. Hiệu quả tích cực này tiếp tục được phát huy khi tính đến giá dao động đối với heo, heo con và thức ăn.
Tỷ lệ cải thiện lợi nhuận trung bình là hệ quả của việc kết hợp các yếu tố: duy trì năng suất tốt đồng thời giảm tỷ lệ heo chết và giảm chi phí thuốc kháng sinh nhiều hơn chi phí phát sinh cho việc tiêm ngừa và an toàn sinh học.
Hiệu quả kinh tế
Trong một bài báo phát hành của ILVO, Rojo-Gimeno đã nói: "Đây là lần đầu tiên hiệu quả kinh tế do các giải pháp giảm sử dụng thuốc kháng sinh mang lại đã được chứng minh. Kết quả của tôi cho thấy việc sử dụng kháng sinh có thể được giảm mạnh khi các biện pháp an toàn sinh học và tiêm ngừa được áp dụng, mà không gây hại đến điều kiện kinh tế của trang trại. Điều này là một tín hiệu vui cho người nông dân giữa cuộc khủng hoảng tài chính trong ngành chăn nuôi heo hiện nay."
Nghiên cứu được thực hiện bởi Cristina Rojo-Gimeno và Ludwig Lauwers, cả hai đều thuộc ILVO và Đại học Ghent - Bỉ; Merel Postma và Jeroen DEWULF thuộc Đại học Ghent - Bỉ; Henk Hogeveen thuộc Đại học Wageningen - Hà Lan; và Erwin Wauters thuộc ILVO và Đại học Antwerp - Bỉ.
Nguồn: http://www.ecovet.com.vn/bai-viet/nghien-cuu-khang-sinh-khong-con-mang-lai-loi-nhuan-trong-chan-nuoi-135
0 nhận xét:
Đăng nhận xét