Để giúp thú tiêu hóa tốt thức
ăn, tăng trọng nhanh, hạn chế các tác động bất lợi có trong nguyên liệu thức ăn
thì xu hướng chung hiện nay người ta bổ sung thêm vào thức ăn các enzyme công
nghiệp. Enzyme có vai trò tích cực trong ngành chăn nuôi; đặc biệt là đối với
chất xơ, phytate có trong cám gạo và ảnh hưởng tích cực đối với môi trường.
1. Đối với chất phytate
Các enzyme phân hủy NSP (như
endo-xylanase và bglucanase-glucanase) và phân hủy phytate (như phytase) chứa
nhiều trong cám gạo, lúa mì, lúa mạch đen... được ứng dụng rộng rãi trong những
khẩu phần ăn không chỉ do vấn đề môi trường, mà vì nó còn có ý nghĩa về mặt
kinh tế.
Trong tự nhiên, khoảng 60 - 75% phốt pho có trong hạt ngũ cốc được
liên kết hữu cơ dưới dạng phytate, đây là dạng rất khó hấp thu đối với heo. Giá
trị sinh học của phốt pho ở hạt ngũ cốc rất biến động từ dưới 15% ở bắp cho tới
khoảng 50% ở lúa mì.
Trong khẩu phần bắp - khô dầu đậu nành có hai phần ba lượng
phốt pho bị liên kết dưới dạng axít phytic. Heo không thể tiêu hóa lượng phốt
pho này. Lượng phốt pho bị thải này sẽ giảm đáng kể nếu bổ sung phytase vi sinh
vào khẩu phần, men này sẽ giải phóng phốt pho làm cho heo
tiêu hóa dễ dàng. Do đó lượng phốt pho vô cơ phải bổ sung thêm để đáp ứng nhu cầu
sẽ giảm, lượng phốt pho thải ra có thể giảm 30 - 50%.
Hiệu quả của việc bổ sung
phytase thay đổi theo từng loại heo, trọng lượng, khẩu phần, mức ăn, tần suất
cho ăn, nguồn phytase, lượng phytase bổ sung và tình trạng sinh lý của heo.
Không có mức chuẩn cho việc bổ sung phytase cho tất cả các loại khẩu phần bởi
vì mức phốt pho tổng số và phốt pho phytate của các loại khẩu phần thay đổi.
Enzyme phytase không chỉ làm gia tăng khả năng tiêu hóa phốt pho mà còn làm
tăng khả năng tiêu hóa những chất khoáng và các axít amin khác.
2. Đối với chất xơ
Việc sử dụng các enzyme có
tác dụng trên chất xơ (NSP), giúp vật nuôi tiêu hóa tốt hơn thức ăn; vừa hạn chế
các tác hại của bản thân những NSP gây ra, vừa giải phóng được một phần năng lượng,
protein và các axít amin thặng dư.
Enzyme trong thức ăn chăn nuôi tạo điều kiện phóng thích các axít
amin, cải thiện khả năng tiêu hóa từng loại axít amin từ 1,7 - 7,9 đơn vị phần
trăm (mức cải thiện cao nhất của methionine là 7,9%), giúp tiết kiệm được các
axít amin khi bổ sung vào khẩu phần ăn của gia súc, giảm giá thành sản xuất. Sử
dụng enzyme giúp cải thiện thành tích của vật nuôi. Các cải thiện này có được
là do sự phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau:
• Sự cải thiện môi trường ruột.
• Sự cải thiện khả năng tiêu
hoá và đặc tính chất độn chuồng.
• Sử dụng các thực liệu kinh
tế hơn.
Các yếu tố khác nhau này là
do các biểu hiện khác nhau về hoạt động căn bản của enzyme trong thức ăn. Các
hoạt động bao gồm sự giảm độ nhờn trong dưỡng chất ở ruột, giải phóng năng lượng
thặng dư từ các thành phần thức ăn khó tiêu hóa như các NSP, giải phóng các dưỡng
chất kết dính bên trong vách tế bào... làm tăng giá trị hữu dụng của dưỡng chất.
Các yếu tố kháng dinh dưỡng cũng có thể được phân giải. Nhiều kết quả thí nghiệm
cho thấy enzyme có thể được xem như là một chất bổ sung, là một nguồn năng lượng.
Đối với hệ vi sinh vật đường
ruột, men tiêu hóa có tác dụng làm gia tăng khả năng tiêu hóa thức ăn ở ruột
non, do vậy làm giảm quá trình lên men vi sinh ở ruột già, duy trì quá trình thẩm
thấu khi heo con tiêu chảy.
Ngoài ra men tiêu hóa bổ sung còn cho thấy có tác dụng
làm giảm độ chênh lệch trọng lượng giữa các vật nuôi trong đàn. Men tiêu hóa
cho phép thay thế ngũ cốc chín bằng ngũ cốc sống mà không làm ảnh hưởng đến
năng suất vật nuôi. ảnh hưởng của enzyme đã làm tăng khả năng tiêu hóa và hấp
thụ các chất dinh dưỡng ở bề mặt ruột nhờ vào sự giảm chất nhầy và khả năng giữ
nước trong đường tiêu hóa. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến lượng ăn vào cũng
như sự tăng nhanh lượng vi khuẩn đường ruột.
3. Đối với môi trường
Trong những năm gần đây, các
nhà khoa học đã và đang nổ lực tìm cách làm giảm ô nhiễm từ các chất thải ra
trong chăn nuôi. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được
rằng cần cải thiện khả năng sử dụng các dưỡng chất trong khẩu phần của vật nuôi
để hạn chế tối đa lượng phân thải ra.
Trước đây, do ít quan tâm đến lượng chất
dinh dưỡng bị thải ra ngoài nên hậu quả của việc cho ăn quá nhiều chất dinh dưỡng
nhằm tối đa hóa năng suất đã dẫn đến hậu quả là lượng chất dinh dưỡng thải ra
quá nhiều qua phân và nước tiểu (chủ yếu là hàm lượng protein, phốt pho và
canxi). Qua nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung enzyme trong thức ăn chăn nuôi tỏ ra có hiệu quả
trong việc cải thiện các hạn chế trên.
Ở các khẩu phần có bổ sung
men tiêu hóa thì lượng nitơ thải ra giảm một cách đáng kể và lượng nitơ tích
lũy tăng 5 - 15%. Khi bổ sung men tiêu hóa phù hợp vào thức ăn có thể giảm lượng
nitơ thải ra trên một con heo từ 10 - 15%, tương đương với 200g. Như vậy, một
con heo nuôi từ lúc sinh ra đến lúc giết thịt 100kg thì lượng vật chất khô thải
ra trong phân sẽ ít hơn 5kg hoặc lượng phân ít hơn 15 - 20kg/heo.
Enzyme đã có vai trò trong
việc cải thiện khả năng sử dụng thức ăn nên giảm được lượng chất thải. Khi tăng
khả năng tiêu hóa từ 85% lên 90% thì lượng vật chất khô trong phân giảm 33%.
Tương tự như vậy, ta có thể ước lượng khả nặng ô nhiễm môi trường tiềm tàng của
các thành phần khác trong khẩu phần, ví dụ như nitơ và phốt pho. Một trong những
lợi ích mà enzyme mang lại là hàm lượng dinh dưỡng trong phân giảm đáng kể. Sự
giảm lượng dinh dưỡng bài tiết qua phân nhờ bổ sung enzyme trong khẩu phần đặc
biệt quan trọng vì phân thải vào đất và nước làm ô nhiễm môi trường.
Tác động
thực sự của enzyme trên heo là làm giảm lượng phân sản xuất và độ ẩm của phân
do sự phá vỡ cân bằng nước trong đường ruột. Việc bổ sung xylanase có hiệu quả
làm giảm độ nhờn đường tiêu hóa và những rối loạn tiêu hóa kèm theo nó, điều
này làm gia tăng độ khô của phân và cải thiện lượng phân sản xuất.
Nguồn: Ecovet
Nguồn: Ecovet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét