Hoạt lực axit dạ dày ở heo con khởi đầu từ mức độ vừa phải và giữ ở mức cao cho đến tận sau cai sữa, trong khi giai đoạn sau cai sữa cần độ pH thấp hơn để tiêu hóa tối đa protein và đảm bảo sức khỏe đường ruột.
Độ pH dạ dày ở thú trưởng thành được kiểm soát bởi quá trình tiết axit clohydric (HCl) từ niêm mạc dạ dày. Axit HCl là một axit vô cơ mạnh cần thiết để bắt đầu quá trình tiêu hóa protein. HCl kích hoạt tiền enzyme pepsinogen thành dạng hoạt hóa: pepsin - một loại protease chính của đường tiêu hóa. Thú trưởng thành có pH dạ dày tương đối thấp (2-3, hoạt lực axit mạnh), cần thiết để tiêu hóa các loại protein thực vật. Môi trường axit cũng giúp tiêu diệt phần lớn mầm bệnh theo thức ăn và nước uống đi vào đường tiêu hóa. Bới vậy pH thấp là tiền đề cho việc tiêu hóa hiệu quả protein và đảm bảo sức khỏe đường tiêu hóa.
Heo sơ sinh có pH dạ dày khá cao (5-6) nhờ khả năng đệm mạnh mẽ của sữa non. Điều này có thể xuất hiện mâu thuẫn với những điều giải thích ở phía trên, nhưng có lý do. pH dạ dày đỡ gắt hơn cho phép vi khuẩn môi trường tiêu hóa (không phải tất cả trong số này đều là những tác nhân gây bệnh) đi từ dạ dày đến ruột non và ruột già để tạo nên hệ vi sinh đường tiêu hóa bình thường. Điều này được coi là cần thiết và thậm chí có lợi cho sức khỏe lâu dài của thú. Thông thường, các vi khuẩn có lợi chiếm ưu thế trong dạ dày là lacto- và bifido, còn trong ruột có cả một tập hợp nhiều vi khuẩn. Tuy nhiên, sau vài giờ bú đầu tiên, pH dạ dày giảm xuống khoảng 4 và ổn định cho đến khi cai sữa, và trong hầu hết trường hợp, trong thời gian 3-4 tuần đầu tiên sau cai sữa. Sau đó, pH dạ dày giảm dần cho đến khi nó đạt đến mức trưởng thành (2-3).
Lợi ích của pH cao trong giai đoạn đầu
pH dạ dày vừa phải khoảng 4 ở lợn sữa là thuận lợi cho việc kích hoạt các chymosin (dịch vị), các enzym chịu trách nhiệm làm đông sữa trong dạ dày. Nếu không có các hoạt động của chymosin, sữa sẽ trôi qua một cách nhanh chóng và hầu như không tiêu ở ruột non, trở thành nguồn dinh dưỡng cho các vi khuẩn gây bệnh. Mặc dù pepsin, cũng là một protease, có thể làm đông sữa, nhưng hiệu quả không cao bằng chymosin, chymosin lại có hoạt tính phân giải protein yếu. Điều này có thể một lần nữa có vẻ như mâu thuẩn, nhưng nó có lợi vì nó bảo vệ các globulin miễn dịch rất quan trọng có trong sữa khỏi bị tiêu hóa.
Độ pH dạ dày vừa phải cũng có lợi cho sự phát triển của lactobacteria trong khi loại trừ sinh vật gây bệnh khác. Một quần thể lactobacteria khỏe mạnh sẽ sản xuất rất nhiều acid lactic làm ổn định pH dạ dày. Tuy nhiên, điều này làm giảm tiết axit clohiđric. Nói cách khác, trong sự hiện diện của acid lactic, việc tiết các acid khác sẽ không được đẩy mạnh. Đây là một trong những lý do tại sao nhiều công thức thức ăn sau cai sữa được bổ sung axit lactic, trong khi có rất nhiều các axit hữu cơ khác. Như vậy, rõ ràng là lợn con đang bú có năng lực tiết acid hydrochloric rất hạn chế, do không được kích thích mạnh mẽ bởi sữa của lợn nái. Điều này có thể bị coi là một sai lầm tiêu cực, nhưng ngược lại nó quan trọng đối với sự sống còn của lợn con được bú mẹ.
Việc cai sữa phá vỡ cân bằng pH
Ở thời điểm cai sữa, heo con thường chưa ăn đủ lượng thức ăn tập ăn, pH dạ dày vẫn ở mức cao. Heo con cần có pH dạ dày thấp hơn để tiêu hóa được protein có nguồn gốc động và thực vật (khác với protein sữa) có trong khẩu phần tập ăn. Bởi vì hàm lượng pepsin chỉ đạt cao nhất ở môi trường pH thấp khoảng 2-3.5. Một số protein bền vững (phần lớn có nguồn gốc thực vật) chỉ tiêu hóa được ở độ pH tương đối thấp, mặt khác ở pH cao hơn 4 tỷ lệ tiêu hóa của các loại protein rất không đáng kể. Cung cấp sản phẩm từ sữa bò trong khẩu phần tập ăn (tương tự sữa heo nái thời điểm trước cai sữa) sau cai sữa đã giúp làm giảm pH dạ dày ở heo cai sữa, tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn.
Protein không tiêu ở heo con không những làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn mà còn làm tăng số lượng quần thể vi khuẩn trong đường tiêu hóa nhờ vào nguồn protein này, đặc biệt làm tăng số lượng mầm bệnh như Escherichia coli. Tình huống này thường kết thúc bằng việc làm phát sinh bệnh tiêu chảy heo con, đôi khi gây chết trừ phi heo được điều trị bằng các tác nhân kháng khuẩn (kháng sinh, oxit kẽm, sulphat đồng, axit hữu cơ, v.v..) nhằm kiểm soát mầm bệnh. Bởi vậy trong nhiều trường hợp việc cải thiện tiêu hóa protein giúp giảm đáng kể việc sử dụng kháng sinh đắt tiền mà vẫn phòng được các bệnh gây thiệt hại kinh tế. Mặc dù vậy trong phần lớn các trang trại thương phẩm, vấn đề tiêu hóa đạm vẫn bị bỏ qua (chưa được xem xét đúng mức) khi xảy ra tiêu chảy.
Phòng ngừa hiện tượng không tiêu hóa đạm như thế nào.
Để phòng ngừa việc không tiêu hóa đạn trên heo con mới cai sữa, một số biện pháp đã được đề nghị.
Một: Khẩu phần đạm thấp được tổ hợp từ các nguồn protein tốt có tỷ lệ tiêu hóa cao được khuyến cáo mạnh mẽ trong những ngày đầu sau cai sữa. Trong trường hợp này các loại đạm thực vật tinh chế (từ đậu nành, lúa mì, hạt họ đậu v.v…) đạm nguồn gốc động vật (sản phẩm từ huyết, đạm trứng, bột cá) hoặc các sản phẩm từ sữa bò được đánh giá rất cao trong khẩu phần.
Hai: Nếu như cho ăn tự do (thường được sử dụng với heo cai sữa) làm cho hệ tiêu hóa non nớt bị quá tải, thì nên áp dụng biện pháp cho ăn hạn chế trong một khoảng thời gian nhất định (thường 2-5 ngày sau cai sữa là đủ). Kéo dài việc cho ăn hạn chế sẽ làm giảm hiệu quả chăn nuôi.
Ba: Bổ sung acid lactic hay các acid hữu cơ khác vào khẩu phần sau cai sữa luôn luôn có tác dụng cải thiện hiệu quả chăn nuôi, thường do đặc tính kháng khuẩn của acid hơn là đặc tích hạ pH đường ruột. Ở đây acid nào là tốt nhất không quan trọng bằng lượng acid được sử dụng, việc chọn lựa một sản phẩm acid phù hợp với thành phần protein trong khẩu phần luôn luôn là mấu chốt thành công. Các nghiên cứu về acid hữu cơ đã sử dụng đến 20kg/tấn thức ăn xong liều 10kg/tấn khả thi hơn. Lý do là một số acid có tính ăn mòn cao và đội khi làm giảm lượng ăn vào ở liều cao như vậy. Vì lý do chi phí/giá thành và một số mục đích marketing, liều sử dụng acid hữu cơ thực tế hiện nay thường ở mức 1-2kg/tấn. Với liều thấp này dường như không có tác dụng gì trong đường tiêu hóa, ngoại trừ thức ăn hoặc môi trường bị nhiễm mầm bệnh quá nặng. Hơn nữa việc tiêu hóa đạm cũng không được cải thiện với liều sử dụng acid hữu cơ thấp như vậy.
Kết luận
Ngắn gọn, pH dạ dày được thiết lập ở mức độ vừa phải phù hợp với sự phát triển tự nhiên của thú trong giai đoạn bú mẹ. Tuy nhiên ở giai đoạn cai sữa việc tổ hợp khẩu phần cần đảm bảo sự kết hợp tốt nhất giữa acid hữu cơ và thành phần đạm của công thức để pH giảm nhanh chóng nhằm đạt mức tiêu hóa tối đa protein trong khẩu phần và đảm bảo sức khỏe đường ruột.
Nguồn Acare VN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét